Visor de contenido web Visor de contenido web

Phồng chân sau khi chạy bộ là vấn đề mà nhiều người chạy bộ dễ mắc phải. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng phồng rộp bàn chân khó chịu này? Có cách nào để tránh tình trạng này sau mỗi buổi chạy bộ hay không? Cùng tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc này trong bài chia sẻ sau đây của Gia dụng Việt nhé. 

>>> Xem thêm: Mỏi cổ chân sau khi chạy bộ phải làm thế nào?

Tại sao đôi chân bị phồng rộp sau khi chạy?

Phong Chan 1

Chân hay bị phồng rộp khi chạy

Không chỉ những người mới bắt đầu tập chạy gặp phải tình trạng phồng chân mà ngay cả những người đã tập luyện lâu năm cũng phải đối mặt với hiện tượng này. Những vết phồng rộp xuất hiện cùng cảm giác sưng nhẹ. Bạn có thể nhìn thấy một bọc nước dễ vỡ ở đôi chân kèm theo cảm giác đau rát. Tùy thuộc vào tình trạng của từng người mà nguyên nhân gây phồng chân cũng khác nhau. Tuy nhiên, các nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là:

  • Chân liên tục cọ xát với giày mới, tất cứng trong suốt buổi chạy
  • Mồ hôi tiết ra trong quá trình chạy gây ra ma sát giữa tất ướt và đôi chân
  • Giày quá nhỏ khiến tĩnh mạch chân bị chèn ép, gây xước da, phồng rộp.

Cách chữa phồng chân sau khi chạy bộ

Vệ sinh vùng da bị phồng rộp

Ngay sau khi chạy bộ về, bạn nên tháo giày và rửa sạch đôi chân. Lưu ý thao tác nhẹ nhàng để không ảnh hưởng tới vết phồng rộp. Sau đó bôi thuốc mỡ lên vùng da bị rộp để kháng khuẩn.

Có nên để vết phồng chân tự lành hay không?

Trong trường hợp vết phồng rộp chân nhỏ, bạn nên để nó tự lành thay vì làm vỡ vết phồng. Ngược lại, nếu vết phồng chân quá lớn, nên sử dụng kim đã được sát trùng để chọc vỡ vết phồng và đợi lành da.

Cách làm vỡ vết phồng chân

  • Vệ sinh, sát khuẩn kim trước khi thực hiện
  • Từ từ đưa kim vào một bên của vết phồng rộp sau đó nặn dịch mủ bên trong ra ngoài.
  • Lưu ý không nên chọn quá sâu hay bóc lớp da bên trên để tránh nhiễm trùng và làm cho vết thương nặng hơn.

Cách sát trùng vùng da bị phồng rộp

Sau khi làm vỡ vết phồng và loại bỏ hoàn toàn dịch mủ bên trong, bạn cần sát trùng vùng da bị tổn thương. Cách thực hiện như sau:

  • Bôi thuốc sát trùng povidone-iodine lên vùng da rộp. Ban đầu bạn có thể cảm thấy nhói nhẹ do thuốc đang sát khuẩn vết thương, giúp bạn tránh nhiễm trùng.
  • Dán lại bằng miếng urgo đối với vết thương nhỏ. Với vết thương lớn, hãy chuẩn bị băng bông để băng bó, hạn chế nhiễm trùng.

Giữ vết phồng chân sạch sẽ

Phong Chan 2

Băng bó vết phồng chân

  • Để vết phồng chân sớm lành, bạn nên bôi thuốc và thay băng hàng ngày. Việc này sẽ giúp bạn nhanh liền da và vết rộp cũng ko bị cọ xát nặng thêm.

Làm thế nào để tránh bị phồng chân sau khi chạy bộ?

Chọn giày thích hợp

Khi chọn được đôi giày thích hợp trong lúc chạy bộ, quá trình tập luyện của bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Bạn nên chọn giày có kích thước phù hợp với đôi chân. Giày quá chật sẽ gây chèn ép lên tĩnh mạch chân, gây mọc mụn nước ở ngón chân và đầu móng chân.

Do đó, khi quyết định theo đuổi việc chạy bộ, bạn nên đến cửa hàng để thử các mẫu giày phù hợp. Đối với giày mới, không nên chạy marathon ngay lập tức do lúc này giày cứng, khiến bạn dễ bị đau chân, giảm hiệu suất chạy bộ, gây phồng chân.

Chọn tất chuyên dụng

Nên chọn chất liệu tất làm từ cotton với khả năng thấm hút mồ hôi tốt, nhanh khô. Một số loại tất dù thấm hút tốt nhưng lâu khô sẽ khiến da bị chà sát vào chân, gây phồng rộp. Trong khi đó, tất chuyên dụng giúp giảm ma sát chân hiệu quả. Bạn cũng có thể tham khảo những đôi tất được làm từ sợi spandex để phục vụ hoạt động chạy bộ của mình. 

Dưỡng ẩm bàn chân

Làn da khô cũng dễ ma sát hơn khi mang giày và dễ bị thương hơn làn da mềm mại. Bạn nên dưỡng ẩm bằng những loại kem bôi như vaseline, kem dưỡng ẩm body hàng ngày để chăm sóc đôi chân khỏe đẹp. Chúng không chỉ giúp bạn có làn da đẹp hơn mà còn tạo lớp da bảo vệ bàn chân.

Băng dán các vùng dễ bị rộp

Trong khi chạy bộ, bạn có thể sử dụng những miếng urgo dán lên đầu ngón chân, gót chân, lòng bàn chân. Cách này sẽ giảm đáng kể sự ma sát giữa giày tập với bàn chân, tránh phồng chân sau khi chạy bộ hiệu quả.

Xem thêm >>> Đau nhức gót chân

Hy vọng rằng những chia sẻ về cách xử lý vết phồng chân sau khi chạy bộ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, để có một đôi chân khỏe mạnh, bạn có thể tham khảo chức năng của các dòng máy massage chân. Với khả năng bấm huyệt cùng những bài tập mát xa, xoa bóp đôi chân sẽ giúp bạn có được đôi chân khỏe đẹp mỗi ngày.