Blogs Blogs

Atrás

Đái dắt (Tiểu rắt) là gì? Nguyên nhân do đâu?

Bệnh đái dắt (tiểu rắt) nguyên nhân do đâu là thắc mắc của khá nhiều người khi rơi vào tình trạng này bởi nhiều đối tượng mặc dù có chế độ ăn uống khoa học nhưng không hiểu vì sao lại mắc phải tình trạng này. Tình trạng đái dắt khiến cho người bệnh khó chịu, bởi bệnh nhân vừa đi tiểu xong lại vẫn muốn đi tiếp, khi mắc phải bệnh nhân không nên chủ quan vì đây có thể là biểu hiện của những bệnh bên trong cơ thể mà nhiều người không biết.

Tình trạng đái dắt (tiểu rắt) là gì?

Tình trạng đái dắt hay còn gọi là tiểu rắt là khi người bệnh bị đi tiểu nhiều lần trong ngày, mặc dù không uống quá nhiều nước và mỗi lần đi tiểu chỉ ra một ít nước tiểu màu vàng đục. Tình trạng này khiến người bệnh vô cùng khó chịu bởi người bệnh dù chỉ mới đi tiểu cách đây vài phút đã muốn đi tiểu nữa.

Ở người bình thường, cơ chế bàng quang hoạt động khi lượng nước tiểu trong bàng quang đầy (khoảng 250 – 300ml) lúc này bàng quang co bóp và co giãn để đẩy nước tiểu ra ngoài, sau khi lượng nước tiểu được đẩy ra hết bàng quang sẽ co nhỏ lại. Trung bình cứ khoảng từ 3 đến 6 tiếng bàng quang sẽ đầy và co bóp để thải nước tiểu ra một lần nhưng khi bàng quang bị tổn thương sẽ khiến vùng cổ bàng quang bị kích thích khiến cho lượng nước tiểu mặc dù rất ít cũng gây ra phản xạ co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài. Khiến người bệnh buồn đi tiểu và phải đi ngay lúc đó đồng thời đi tiểu có cảm giác buốt. Vậy bệnh đái dắt (tiểu rắt) nguyên nhân do đâu, hãy cùng tìm hiểu tiếp những thông tin dưới đây.

Bệnh đái dắt (tiểu rắt) nguyên nhân do đâu?

Nói về nguyên nhân bệnh đái dắt các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, cụ thể phải kể đến những nguyên nhân như:

- Bàng quang và niệu đạo gặp vấn đề: Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng đái dắt có thể kể đến là bàng quang và niệu đạo gặp một số bệnh như viêm bàng quang, ung thư bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo…. Tùy vào từng bệnh mà nó khiến cho người bệnh bị tiểu buốt, tiểu rắt, đôi khi đi tiểu ra máu, tiểu ra mủ. Nếu tiến hành soi bàng quang sẽ thấy niêm mạc bị chảy máu hoặc có các ổ loét.

- Trực tràng bị tổn thương: Khi trực tràng bị viêm, bệnh nhân ung thư trực tràng hoặc trẻ em bị giun kim cũng gây nên hiện tượng tiểu rắt. Nguyên nhân là trung tâm điều khiển hoạt động của trực tràng và bàng quang nằm cạnh nhau nên khi trực tràng bị tổn thương sẽ dễ gây ra tình trạng này.

- Bộ phận sinh dục nữ gặp vấn đề: Nếu nữ giới gặp phải tình trạng tổn thương ở bộ phận sinh dục như bị u xơ tử cung, viêm phần phụ sinh dục, ung thư cổ tử cung…sẽ trực tiếp gây nên những kích thích đối với bàng quang gây tiểu rắt vì bàng quang nằm ngay cạnh bộ phận sinh dục nữ. Đặc biệt ở nữ khu vực niệu đạo gần trực tràng và ngắn hơn so với nam giới nên rất dễ bị viêm nhiễm gây tiểu buốt, tiểu rắt.

- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý kể trên, người bệnh có thể bị đái dắt (tiểu rắt) do những trường hợp khách quan như: tập thể dục nhiều nhất là các động tác chạy nhảy, uống nhiều thực phẩm lợi tiểu, mặc quần quá chật, sử dụng thuốc giãn cơ bắp các bộ phận trên cơ thể… Những nguyên nhân này khiến cho thần kinh căng thẳng, gây kích thích đến bàng quang khiến bàng quang co bóp.

Đi tiểu rắt (buốt) ra máu có nguy hiểm không?

Cho dù là nguyên nhân nào gây nên tình trạng đái dắt (tiểu rắt) thì cũng khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày và cuộc sống bởi phải liên tục đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Chính vì thế bạn nên chú ý hơn đến sinh hoạt của bản thân để phát hiện bệnh sớm từ đó có phương pháp xử lý kịp thời tránh để tình trạng đái dắt kéo dài, nó có thể tiềm ẩn những nguy cơ bị nhiều bệnh khác nghiêm trọng hơn.

Ngay hôm nay, nếu bạn đang có những dấu hiệu của bệnh tiểu rắt hãy đến ngay phòng khám nam khoa Thái Hà tại: số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được kiểm tra cụ thể phát hiện bệnh sớm sẽ có cách xử lý tốt hơn cho bạn. Gọi đến số điện thoại: 0379544317 để đặt lịch khám chữa ngay hôm nay!

http://ayudas.invemar.org.co/web/ytehanoi/home

Comentarios
URL de Trackback: