Blogs Blogs

Atrás

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì? dấu hiệu và chữa trị

Trầm cảm tuổi dậy thì là cụm từ khóa sở hữu lượt tìm kiếm cao trong thời gian gần đây. Bởi, ngày càng có nhiều sự việc thương tâm xảy ra liên quan trực tiếp đến chứng bệnh này. Khủng hoảng tuổi dậy thì không chỉ là cơn ác mộng đối với con, mà còn là nỗi lo lắng của cha mẹ. Vậy, phải làm sao để trở thành người bạn đồng hành, giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này. Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau!

Trầm cảm tuổi dậy thì là gì?

Tại Việt Nam, năm 2010, Sở Y tế Hà Nội tiến hành nghiên cứu trên 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở, xác định tỷ lệ học sinh từ 10 - 16 tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần là 19,46%. Đáng lưu ý, trong số các ca tự sát có 10% ở độ tuổi 10 - 17. Hiện nay, chưa có con số thống kê cập nhật đầy đủ về bệnh trầm cảm của trẻ ở giai đoạn dậy thì từ 11-14 tuổi.

 Trầm cảm tuổi dậy thì - Nỗi ám ảnh tâm lý tuổi mới lớn

Trầm cảm tuổi dậy thì - Nỗi ám ảnh tâm lý tuổi mới lớn

Trầm cảm tuổi dậy thì là một rối loạn tâm thần gây ra bởi cảm giác buồn chán kéo dài và mất hứng thú trong các hoạt động thường ngày. Bệnh không những ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ mà còn gây ra hàng loạt vấn đề về cảm xúc, sức khỏe.

>>> Xem thêm: Trầm cảm nặng

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ dậy thì từ 11-14 tuổi

Giai đoạn từ 11-14 tuổi là thời kỳ trẻ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về cảm xúc và sinh lý cơ thể. Trong thời gian nhạy cảm này, nhiều trẻ dễ phải đối mặt với chứng trầm cảm, dấu hiệu nhận biết bao gồm:

- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi.

- Cảm xúc rối loạn, cáu gắt khó chịu.

- Thờ ơ hoặc dễ xung đột với gia đình và bạn bè.

- Thường xuyên có ý nghĩ tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân.

- Thất vọng hoặc tức giận, thậm chí chỉ vì những vấn đề nhỏ.

- Cảm giác buồn bã khiến trẻ la hét, khóc lóc mà không rõ lý do.

- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong học tập, các hoạt động thông thường.

- Gặp khó khăn khi suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.

- Thay đổi khẩu vị như cảm giác chán ăn, thèm ăn quá mức.

>>>Xem thêm: trầm cảm sau sinh

5 thủ phạm khiến trẻ từ 11-14 tuổi rơi vào trầm cảm

Trầm cảm tuổi dậy thì khiến tâm lý trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng, tâm lý bất an, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân gây trầm cảm tuổi dậy thì bao gồm:

Sự biến đổi hormone trong cơ thể

Khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì từ 11-14 tuổi, các hormone sẽ có sự biến đổi đáng kể. Đa phần hormone được sản xuất bởi não bộ và các cơ quan sinh dục, tuy nhiên có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý. Nếu hormone thay đổi bất thường về nồng độ cortisol hoặc hormone tuyến giáp tăng trưởng quá nhiều sẽ khiến trẻ rơi vào trầm cảm.

 Sự biến đổi hormone trong cơ thể gây ra trầm cảm tuổi dậy thì

Sự biến đổi hormone trong cơ thể gây ra trầm cảm tuổi dậy thì

Thời điểm tâm sinh lý có những thay đổi

Giai đoạn dậy thì từ 11-14 tuổi, trẻ phải đối mặt với thay đổi tâm sinh lý kể cả tinh thần lẫn thể chất. Nếu gặp quá nhiều áp lực từ việc học hành, thi cử hay chuyện tình cảm dồn nén kéo dài sẽ khiến trẻ rối loạn tâm lý gây trầm cảm. Biểu hiện thường gặp nhất là trẻ mệt mỏi, lo âu, buồn phiền, cáu gắt và đặc biệt rất sợ tiếp xúc với mọi người.

Thiếu sự cảm thông

Tuổi dậy thì với nhiều sự thay đổi về cảm xúc và ngoại hình, khiến nhiều trẻ rơi vào tâm lý lo sợ, hoang mang, tự ti với những thay đổi của bản thân, nếu không nhận được sự cảm thông, tư vấn và giúp đỡ từ cha mẹ, thầy cô, dễ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, gây ức chế tâm lý dẫn đến trầm cảm.

 Thiếu sự cảm thông từ cha mẹ khiến tâm lý trẻ dễ tổn thương

Thiếu sự cảm thông từ cha mẹ khiến tâm lý trẻ dễ tổn thương

Áp lực trong học tập

Việc chịu áp lực lớn về điểm số học tập bởi sự kỳ vọng quá mức từ cha mẹ sẽ làm trẻ cảm thấy lo lắng, buồn phiền. Căng thẳng kéo dài, không nhận được sự chia sẻ và đồng hành từ mọi người xung quanh, vô tình khiến trẻ rơi vào trầm cảm.

Gia đình thiếu hạnh phúc

Gia đình là nơi ươm mầm cho con trẻ, nếu cha mẹ sống không hạnh phúc, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, hoặc ly hôn sẽ khiến trẻ bị tổn thương tâm lý, thậm chí nhiều trường hợp nảy sinh ý định tự tử hoặc tự tử vì lo sợ bố mẹ sẽ bỏ rơi mình. Điển hình như sự việc đau thương vào sáng ngày 26/11, một bé gái 11 tuổi đã nhảy lầu từ tầng 39 tại chung cư Goldmark City, 136 Hồ Tùng Mậu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, để lại bức thư tuyệt mệnh đẫm nước mắt vì bố mẹ ly hôn.

>>>Xem thêm: trầm cảm tuổi học đường

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ rơi vào trầm cảm tuổi dậy thì?

Trầm cảm tuổi dậy thì là cơn ác mộng không chỉ với trẻ, mà còn khiến nhiều phụ huynh lo sợ. Vậy phải làm sao để giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, hãy tham khảo các gợi ý sau:

Trao đổi với con

Khi nhận thấy con có biểu hiện trầm cảm, cha mẹ nên trò chuyện với con như những người bạn. Phụ huynh có thể bắt đầu câu chuyện bằng nhiều cách, để giúp trẻ cảm thấy gần gũi và mở lòng hơn. Ngoài ra, cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài khám phá cuộc sống, hoặc du lịch tới miền đất mới để có nhiều trải nghiệm thú vị, vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì.

 Trò chuyện với con như những người bạn

Trò chuyện với con như những người bạn

Gỡ rối vướng mắc

Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn trầm cảm tuổi dậy thì, trước hết phải gỡ rối các vướng mắc mà trẻ đang phải đối mặt. Ví dụ như việc gạt bỏ mọi áp lực về việc học tập cho trẻ, mối quan hệ của cha mẹ đã “hòa bình” trở lại,... Việc giải quyết nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi là phương pháp chữa trầm cảm hiệu quả nhất.

Trang bị kiến thức cho con

Nhiều cha mẹ thường chủ quan, không quan tâm đến việc giáo dục giới tính. Nhất là đối với trẻ bị trầm cảm ở độ tuổi dậy thì, điều này là hết sức cần thiết. Cha mẹ nên giải đáp cho con những thay đổi về tâm sinh lý để trẻ hiểu rõ về bản thân và tránh khỏi các nguy cơ gây trầm cảm.

Gặp chuyên gia tư vấn

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để chữa lành chứng trầm cảm ở trẻ từ 11-14 tuổi là trị liệu cảm xúc. Khi tâm trạng lo lắng, bất an của trẻ trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn. Các chuyên gia sẽ phân tích các nguyên nhân khiến trẻ rơi vào tâm lý tiêu cực và đưa ra lời khuyên giúp con “khơi thông” tâm lý, khích lệ và động viên trẻ vượt qua chứng trầm cảm.

Xem thêm các bài viết liên quan bệnh trầm cảm: 

http://ayudas.invemar.org.co/web/trungtamtamlytrilieunhc/home/-/blogs/thuoc-chong-tram-cam-pho-bien-hien-nay-va-nhung-luu-y-khi-dung
http://ayudas.invemar.org.co/web/trungtamtamlytrilieunhc/home/-/blogs/tram-cam-khi-mang-thai-me-bau-can-biet-nhung-gi-
http://ayudas.invemar.org.co/web/trungtamtamlytrilieunhc/home/-/blogs/dau-hieu-som-cua-tram-cam-sau-sinh
http://ayudas.invemar.org.co/web/trungtamtamlytrilieunhc/home/-/blogs/tram-cam-an-la-gi-nguyen-nhan-chan-doan-va-chua-tri
http://ayudas.invemar.org.co/web/trungtamtamlytrilieunhc/home/-/blogs/dau-hieu-benh-tram-cam-noi-sinh
Comentarios
URL de Trackback:

Añadir comentario
[...] http://ayudas.invemar.org.co/web/trungtamtamlytrilieunhc/home/-/blogs/tram-cam-o-tuoi-day-thi-la-gi-dau-hieu-va-chua-tri [...] Leer más
Publicado el día 14/06/21 7:30.
[...] http://ayudas.invemar.org.co/web/trungtamtamlytrilieunhc/home/-/blogs/tram-cam-o-tuoi-day-thi-la-gi-dau-hieu-va-chua-tri [...] Leer más
Publicado el día 20/08/21 9:39.