Blogs Blogs

Zurück

Các cấp độ đau dạ dày và dấu hiệu cảnh báo

Các cấp độ đau dạ dày được chia làm 4 giai đoạn viêm dạ dày, loét dạ dày, đau dạ dày cấp và ung thư dạ dày. Để xác định giai đoạn bệnh đang gặp phải và có phương án điều trị phù hợp, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Các cấp độ đau dạ dày và dấu hiệu cảnh báo

Bệnh đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương lớp niêm mạc, có thể bị sưng, viêm. Người mắc bệnh thường phát hiện ra khi bệnh đã nặng, các triệu chứng biểu hiện rõ rệt dẫn đến điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày thường gặp là cảm giác đau tại vùng thượng vị, cơn đau bắt đầu ngay dưới xương ức, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu.

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày có mấy cấp độ - Đau, viêm loét dạ dày có nhiều cấp độ, mỗi cấp độ có những biểu hiện khác nhau

Đau dạ dày có mấy cấp độ – Đau, viêm loét dạ dày có nhiều cấp độ, mỗi cấp độ có những biểu hiện khác nhau

Các mức độ đau dạ dày chia thành 4 giai đoạn, biểu hiện của từng cấp độ đau như thế nào, mời các bạn xem thông tin cụ thể hơn sau đây.

Cấp độ 1: Viêm dạ dày

Bình thường dạ dày luôn được bảo vệ, bao bọc bởi một lớp màng nhầy, không cho dịch vị tiêu hóa tiếp xúc với niêm mạc, lớp màng nhầy này có thể tự phục hồi sau khi bị tổn thương do nó có chất trung hòa bảo vệ. Khi lớp màng nhầy bị kích ứng bởi một số tác nhân và mất đi khiến dịch vị tiếp xúc trực tiếp với dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày.

Viêm dạ dày là tình trạng dạ dày bị viêm và sưng, đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh. Tuy nhiên nếu để tình trạng viêm dạ dày kéo dài sẽ dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày không nguy hiểm nếu có phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách thì bệnh lý sẽ chuyển biến tốt hơn. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm dạ dày kéo dài và tái phát nhiều lần các bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám và điều trị dứt điểm.

Các triệu chứng của viêm dạ dày thường gặp gồm có:

  • Đau vùng thượng vị (đau bụng trên): Người bệnh có cảm giác đau nhói, đau từng cơn ở vùng từ rốn lên xương sườn. Cơn đau có thể xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn, có thể xuất hiện khi về đêm. Nguyên nhân là do khoảng thời gian này dạ dày tiết ra một lượng lớn axit tác động làm tổn thương vị trí viêm.
  • Cảm giác đầy bụng: Người bệnh xuất hiện cảm giác đầy bụng ngay sau khi ăn hoặc ăn xong sau một thời gian. Triệu chứng này có thể biến mất khi bạn làm việc hoặc hoạt động thể chất. Tuy nhiên trong các lần ăn tiếp theo bạn sẽ có cảm giác chán ăn. Tình trạng kéo dài khiến cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng dẫn đến mệt mỏi, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
  • Trào ngược, nôn ói: Do dịch vị và axit dạ dày tiết ra nhiều gây nên đầy bụng và trào ngược dạ dày. Nôn liên tục khiến dạ dày co thắt mạnh, tổn thương niêm mạc và bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cấp độ 2: Loét dạ dày

Loét dạ dày chỉ xảy ra khi vết thương bị viêm kéo dài mà không có phương pháp điều trị phù hợp. Vết loét càng nặng thì càng ăn sâu vào niêm mạc dạ dày gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Loét dạ dày kèm theo nhiều biểu hiện khiến người bệnh mất sức, khó chịu

Loét dạ dày kèm theo nhiều biểu hiện khiến người bệnh mất sức, khó chịu

Là một trong các cấp độ đau dạ dày với nhiều dấu hiệu nguy hiểm, loét dạ dày thường xuất hiện với các triệu chứng:

  • Xuất hiện các cơn đau thường xuyên và dai dẳng hơn do lượng axit tiết ra quá nhiều.
  • Người bệnh có cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn do dịch vị dạ dày dư thừa. Khi người bệnh nôn nhiều khả năng co bóp của dạ dày bị suy giảm dẫn đến hiện tượng bị trào ngược dạ dày.
  • Sụt cân một cách bất thường là một trong những dấu hiệu của loét dạ dày. Nguyên nhân có thể do hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém. Từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sức đề kháng kém kèm theo nhiều bệnh lý khác.
  • Đại tiện ra máu do vết loét của dạ dày ảnh hưởng làm tổn thương nặng đến lớp niêm mạc gây xuất huyết dạ dày.

Cấp độ 3: Đau dạ dày cấp

Đau dạ dày cấp là giai đoạn bệnh lý chuyển nặng và khá nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, đau dạ dày cấp kéo dài có thể gây nên xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

Một số dấu hiệu nhận biết của đau dạ dày cấp:

  • Đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị, kèm theo cảm giác nóng rát, cồn cào vùng bụng. Các triệu chứng này thường xuất hiện khi ăn no, khi đói, lúc nửa đêm, gần sáng gây mất ngủ, mệt mỏi… Một số trường hợp bệnh nhân chỉ bị đau âm ỉ, nóng rát vùng bụng, thi thoảng đau quặn từng cơn.
  • Buồn nôn và nôn với tần suất liên tục. Nếu tình trạng này kéo dài mà không chữa trị sẽ làm cho cơ thể mất nước và chất điện giải dẫn đến suy nhược.
  • Ợ hơi, ợ chua, cảm giác đầy bụng, chướng bụng, sôi bụng, chán ăn.

Xem thêm: Cách chữa bệnh đau dạ dày

Cấp độ 4: Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là cấp độ biến chứng cao và nguy hiểm nhất trong các cấp độ đau dạ dày. Các vị trí tổn thương trong cơ quan dạ dày ngày một nhiều hơn các mô mới hình thành đã bị mất kiểm soát khiến các tế bào ung thư có điều kiện phát triển.

 Ung thư dạ dày biến chứng nguy hiểm nhất của đau dạ dày có thể dẫn đến tử vong

Ung thư dạ dày biến chứng nguy hiểm nhất của đau dạ dày có thể dẫn đến tử vong

Khi người bệnh gặp phải một số triệu chứng như đau dai dẳng, sụt cân một cách bất thường, nôn ra máu, đi đại tiện ra máu. Các triệu chứng khác như ợ hơi, khó tiêu… vẫn thường xuyên xảy ra thì rất có khả năng đau dạ dày đã chuyển biến sang giai đoạn nguy hiểm ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày có hai loại là lành tính và ác tính (U lành tính có thể cắt bỏ và điều trị nhưng u ác tính thì rất khó điều trị bởi các tế bào ung thư lây lan nhanh không điều trị được). Do vậy, trong các cấp độ đau dạ dày, ung thư dạ dày là cấp độ nguy hiểm nhất và cần được phát hiện sớm, tránh biến chứng.

Bị đau dạ dày phải làm sao?

Bệnh đau dạ dày có thể chữa được nếu phát hiện bệnh sớm và có chế độ chăm sóc thích hợp. Ngay khi có triệu chứng người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp. Nếu bệnh đau dạ dày đang ở giai đoạn mới khởi phát, thì có thể hỏi ý kiến của bác sỹ về các phương pháp điều trị tại nhà.

Một số phương pháp điều trị các cấp độ của đau dạ dày cho người bệnh tham khảo:

Điều trị các cấp độ đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian thường sử dụng dược liệu tự nhiên lành tính, an toàn cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến cơ quan chức năng khác như thuốc Tây. Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị bệnh dạ dày sau đây:

Sử dụng mật ong để chữa đau dạ dày

Trong mật ong có nhiều dưỡng chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn và có nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể.

  • Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất, không nên dùng mật ong nuôi có nhiều đường, không tốt cho sức khỏe.
  • Cách thực hiện: Sử dụng vài thìa mật ong nguyên chất, pha với một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng, uống  trước ăn 30 phút. Nên duy trì thói quen này thường xuyên sẽ kiểm soát được lượng dịch tiết ra, tránh tác động đến vị trí dạ dày bị tổn thương.

Mật ong có vị ngọt, tính ấm rất tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt là dạ dày

Mật ong có vị ngọt, tính ấm rất tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt là dạ dày

Dùng nghệ để giảm triệu chứng khi đau dạ dày

Nghệ được coi là cứu tinh cho người bị đau dạ dày. Tuy nhiên nghệ tươi chưa được tinh chế có tính nóng, thay vì sử dụng nghệ tươi người bệnh có thể dùng tinh bột nghệ nano đã tách dầu và không gây nóng.

  • Chuẩn bị: Nghệ tươi, mật ong.
  • Cách thực hiện: Làm sạch nghệ, cạo bỏ vỏ, giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn, ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút cho tinh chất nghệ thoát ra. Sau đó chắt lấy nước nghệ cho 2 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều, dùng thường xuyên từ 1 đến 2 lần trong ngày.

Chữa dạ dày bằng củ cỏ gấu

Cỏ củ gấu hay còn gọi là cây hương phụ thuộc họ với cây cói rất dễ tìm. Củ gấu bình tính, hơi cay hỗ trợ tiêu viêm giảm đau rất tốt. Ngoài ra loại cỏ này còn có rất nhiều công dụng khác cho sức khỏe.

  • Chuẩn bị: Củ gấu, riềng tươi.
  • Cách thực hiện: Dùng củ cỏ gấu với củ riềng phơi khô hoặc sao khô tán bột để uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 2 lần, uống với nước ấm trước khi ăn.

Lưu ý: Các phương pháp điều trị mẹo dân gian chỉ có tác dụng với những trường hợp viêm dạ dày ở cấp độ 1.

Kommentare
Trackback-URL:

Noch keine Kommentare. Seien Sie der Erste.